Doanh nghiệp dệt may chủ động giải pháp ứng phó với dịch Covid-19
16:12 - 15/06/2021
Đợt dịch Covid-19 thứ ba đang gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nhiều ngành nghề, nhất là dệt may. Thêm nhiều đơn hàng bị hủy bỏ khi sức mua toàn cầu giảm, văn hóa tiêu dùng thay đổi... Tuy nhiên, với sự chủ động trong công tác phòng chống dịch, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chủ động tìm ra giải pháp ứng phó với những diễn biến của dịch bệnh và thị trường để trụ vững, bảo đảm đời sống cho người lao động.
Quay Lại Quá Khứ: Khám Phá Phong Cách Retro và Vintage trong Thế Giới Thời Trang
Lịch sử và phát triển của nhãn mác quần áo trong ngành thời trang???
QUY ĐỊNH CHUNG
Chính sách vận chuyển và giao hàng
Bảo vệ hai tài sản lớn nhất của doanh nghiệp dệt may
Theo thống kê của Bộ Công Thương, 7 tháng của năm 2020, sản xuất dệt tăng 1,8%, sản xuất trang phục giảm 4,6% so với năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 7 tháng ước đạt 16,18 tỷ USD (giảm 12,1%); xơ, sợi dệt các loại giảm 20,9% so với cùng kỳ. Dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 của ngành khoảng 32,75 tỷ USD (giảm 16% so với năm 2019)...
Mặc dù doanh thu và lợi nhuận có giảm, nhưng theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), kết quả đó là nỗ lực lớn của các doanh nghiệp trong bối cảnh tình hình dịch bệnh khó đoán định. Trong giai đoạn rất khó khăn hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn cùng nhau ứng phó, vượt qua thách thức.
Ông Lê Tiến Trường cũng nhận định, hai tài sản lớn nhất của doanh nghiệp dệt may hiện vẫn được bảo vệ là lao động và vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Để duy trì sản xuất, doanh nghiệp đang tìm mọi cách để giữ chân người lao động. Nhiều doanh nghiệp đã phải xoay xở để chuyển hướng sang sản xuất cho thị trường nội địa hoặc trang phục y tế như khẩu trang và đồ bảo hộ để xuất khẩu.
Đơn cử như với Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, tổng kết quý II-2020 với doanh thu thuần đạt gần 948 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp công ty thu về 188 tỷ đồng, tăng 46%. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 81 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ.
Thông tin thêm về điều này, ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, ngay từ giữa năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã gần như quay trở lại bình thường, các đơn hàng truyền thống bắt đầu được sản xuất. Tuy nhiên, khi xuất hiện các ca nhiễm mới trong cộng đồng, các doanh nghiệp dệt may đều buộc phải chuyển hướng sản xuất.
Ngành dệt may có những đặc thù riêng, khác với các ngành khác, đơn hàng đã ký với khách hàng là phải trả hàng đúng hạn, tuy vậy, bản thân khách hàng cũng đang trong bối cảnh của toàn thế giới, họ có những thông cảm và chia sẻ, trong đó có những đơn hàng mà tính chất hơi đặc biệt, bất khả kháng thì hai bên sẽ thương thảo với nhau, gia hạn thời gian giao hàng.
Ông Hiếu nói: “Tình hình diễn biến dịch bệnh nóng trở lại, chúng tôi cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp sẵn sàng sản xuất khẩu trang. Các doanh nghiệp cũng đã có kinh nghiệm trong việc sắp xếp, chuyển đổi từ sản xuất quần áo bình thường sang sản xuất khẩu trang".
Vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế
Đề cập công tác phòng, chống dịch Covid-19, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 - CTCP cho biết, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng cũng như ở một số tỉnh, thành, May 10 đã tái lập các biện pháp phòng dịch Covid-19 như đeo khẩu trang, đo thân nhiệt trước khi vào làm việc, tăng cường rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, chia nhiều giờ ăn ca, bàn ăn có vách ngăn…
“Chúng tôi đã tái khởi động công tác phòng chống dịch nhưng quan trọng hơn là vẫn phải thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế. Bởi vậy, lãnh đạo Tổng công ty đã yêu cầu các đơn vị linh hoạt và quyết tâm trong sản xuất các đơn hàng đang có. Với việc kích hoạt các biện pháp phòng dịch, May 10 quyết tâm không có ca lây nhiễm nào để có thể trụ vững và sản xuất an toàn”, ông Việt nhấn mạnh.
Hiện tại, dịch bệnh vẫn lây lan mạnh ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có những nước là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, liên minh châu Âu (EU), Mỹ. Điều này dẫn đến tình trạng "đứt gãy" chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ hàng dệt may bị thu hẹp hoặc đình trệ.
Dự báo trong quý III-2020, xuất khẩu dệt may của Việt Nam bị hạn chế do các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Sức mua toàn cầu giảm, văn hóa tiêu dùng thay đổi, những tháng cuối năm là thời điểm khó khăn nhất.
Tuy nhiên, với sự chủ động, năng động của các doanh nghiệp dệt may, với những giải pháp ứng phó cụ thể trước những diễn biến nhanh của dịch bệnh và thị trường, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và đón nhận những cơ hội mới từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) khi 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 8 năm, kể từ khi hiệp định có hiệu lực.