GIẢI PHÁP BÁN HÀNG MÙA COVID CHO CÁC CỬA HÀNG THỜI TRANG

GIẢI PHÁP BÁN HÀNG MÙA COVID CHO CÁC CỬA HÀNG THỜI TRANG

GIẢI PHÁP BÁN HÀNG MÙA COVID CHO CÁC CỬA HÀNG THỜI TRANG

15:03 - 25/06/2021

Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế. Trong đó ngành thời trang cũng không tránh khỏi “điêu đứng”, bị ảnh hưởng nặng nề. Vắng khách, nguồn hàng khan hiếm, dẫn đến doanh số bị sụt giảm. Đã có nhiều cửa hàng thời trang phải đóng cửa hàng hàng loạt. Tuy vậy, trước khó khăn thách thức luôn là cơ hội. Nếu biết cách áp dụng giải pháp bán hàng mùa COVID-19, các shop thời trang vẫn có thể biến “Nguy thành Cơ”.

Khi mua quần áo, nhà sản xuất thường gắn trên quần áo những thứ gì?
Quay Lại Quá Khứ: Khám Phá Phong Cách Retro và Vintage trong Thế Giới Thời Trang
Lịch sử và phát triển của nhãn mác quần áo trong ngành thời trang???
QUY ĐỊNH CHUNG
Chính sách vận chuyển và giao hàng

Các shop thời trang truyền thống bán Offline bị “ế khách”:

Nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh cũng như chấp hành lệnh cách ly, giãn cách xã hội, đa số người tiêu dùng tránh ra đường hoặc đến nơi đông người. Do đó, các cửa hàng mua sắm, đặc biệt là các shop thời trang rơi vào hoàn cảnh ế ẩm, vắng khách trầm trọng.

Nhiều shop tung ra các chiêu khuyến mãi sốc, giảm giá tới 60-70%, hay mua 1 tặng một, tặng voucher,… thậm chí tặng khẩu trang, nước rửa tay mùa Covid-19,… để lôi kéo khách hàng cũng không khiến tình trạng khách đến cửa hàng khá khẩm hơn.

Một số nhân viên bán hàng tại trung tâm Vincom, Takashimaya thuộc quận 1, TP. HCM than phiền lượng khách tới mua hàng còn ít hơn cả nhân viên bán hàng. Vốn dĩ, thời điểm sau tết ngành hàng thời trang cũng đã vắng hơn mùa cao điểm trước tết. Giờ thì thêm dịch Covid-19 nên càng khiến cửa hàng càng ế ẩm thêm.

Hàng loạt cửa hàng thời trang phải tạm đóng cửa hoặc trả mặt bằng:

Khoảng thời gian gần đây, đi dọc các con đường “thời trang” như Cầu Giấy, Kim Mã, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ,… (TP. HN) sẽ thấy nhiều cửa hàng quần áo không còn đông khách như trước. Nhiều cửa hàng đã tạm đóng cửa và thông báo sẽ mở cửa trở lại sau một thời gian. Thậm chí có một số tiệm còn phải dán thông báo “Trả mặt bằng” và đóng cửa hẳn. Ngày trước, khi chưa có dịch, các cửa hàng quần áo này luôn đông khách.

Doanh thu tại cửa hàng của 80% shop thời trang vừa và nhỏ dường như bằng 0. Dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến tình trạng hàng hóa, cấm biên nên nhiều shop không nhập được hàng hóa. Không chỉ gặp khó khăn về nguồn cung, chi phí mặt bằng và trả lương nhân viên hàng tháng là một bài toán nan giải khiến các chủ shop đau đầu tìm giải pháp. Mặc dù không muốn, nhưng rất nhiều chủ cửa hàng đã cho nhân viên nghỉ việc không lương.

Tuy vậy, đây đã là ngõ cụt của các cửa hàng thời trang truyền thống hay chưa? Bên cạnh khó khăn, thách thức luôn là cơ hội cho các chủ shop bật lên thay đổi tình thế.

Giải pháp bán hàng mùa COVID-19 cho shop thời trang – Bán hàng online:

Cắt giảm chi phí tại shop thời trang:

Đa số cửa hàng quy mô vừa và nhỏ, không có dòng vốn tự do lớn và phải chịu chi phí cố định lớn như tiền thuê mặt bằng, các dịch vụ đi kèm, tiền lương nhân viên đang lựa chọn phương án đóng cửa hàng cầm cự để vượt qua mùa dịch. Doanh thu tại cửa hàng gần như bằng 0. Thắt chặt chi tiêu, ngân sách marketing, quảng cáo là những phương án để giảm tối đa chi phí vận hành.

Những chuỗi cửa hàng lớn có nguồn vốn nhưng cũng lao đao khi chi phí thuê mặt bằng, tiền lương cho nhân viên chiếm phần lớn chi phí hoạt động. Có thể cắt giảm chi phí bằng những phương án sau:

  • Tạm thời đóng cửa các cơ sở và duy trì kho tổng để thực kiện kinh doanh online.
  • Với những nhân viên part-time hoặc một số vị trí không quan trọng thì cho nghỉ việc không lương hoặc quyết định nghỉ hẳn. Đây là quyết định không ai mong muốn nhưng để tiếp tục tồn tại thì doanh nghiệp buộc phải làm.
  • Với những bộ phận chính như Kế toán, Marketing… thì có thể làm việc tại nhà và trao đổi online để giảm thiểu chi phí vận hành, di chuyển, tiền thuê mặt bằng.

Phát triển shop online trên nhiều kênh bán hàng:

Nhằm hạn chế sự lây nhiễm của virus Corona, Chính phủ đã yêu cầu các shop thời trang đóng cửa. Không “ngồi im chờ chết”, đa số các shop đều chuyển mình từ hình thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh online trên mạng xã hội (Facebook, Zalo Shop, Instagram…), sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Sendo, Tiki…) hoặc website.

Hàng loạt các chiêu thức bán hàng, thu hút khách trên Facebook, Zalo hay các sàn thương mại điện tử được các chủ shop áp dụng. Chẳng hạn như giảm giá sản phẩm, tặng thêm khẩu trang hay nước rửa tay cho khách hàng hoặc Freeship khách đặt mua quần áo online vào thời điểm này.

Song song với việc chạy quảng cáo trên Facebook thì các chủ shop giờ đây đã tăng cường Livestream bán quần áo trên Facebook. Khách hàng chỉ cần xem rồi lựa chọn sản phẩm trên website, facebook, livestream và các gian hàng trên sàn thương mại điện tử và chờ shipper vận chuyển hàng đến.

Hình thức này cũng được đa số khách hàng ưu tiên lựa chọn để bảo vệ bản thân và gia đình, tránh tiếp xúc nơi đông người mà vẫn mua được hàng.

 

CÔNG TY TNHH NHÃN MÁC VÀ BAO BÌ THIÊN ÂN

- Văn phòng Hà Nội: 176 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội (Gần Ngã tư sở)

- Văn Phòng HCM: TX52, Thạnh Xuân, Q12, HCM

- Văn phòng Bắc Ninh: 181 Minh Khai, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh

- Email: thienancompany@thienanlabel.com

- Điện thoại: 0971000630-0987838302-0968079468